Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Chủ tịch UBND tỉnh-Đỗ Hữu Lâm đã ký Quyết định số 3533/QĐ-UBND ngày 10/10/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm chủ đạo

– Công nghiệp hỗ trợ là một trong các khâu đột phá nhằm thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững công nghiệp tỉnh Long An theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, tính cạnh tranh và hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với xu thế hội nhập, liên kết phân công sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp và gắn liền với phân công của trung ương trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

– Nghiên cứu và chọn các ngành, các lĩnh vực phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh Long An, có công nghệ tiên tiến, tính cạnh tranh cao trong phạm vi vùng, trong nước và tiến đến phạm vi quốc tế; gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa, phát triển năng lực công nghiệp xuất khẩu và phấn đấu từng bước trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc tế. Phát huy tối đa tính đa dụng của các sản phẩm – mặt hàng, nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh, góp phần giảm nhập nguyên liệu, tăng cường khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

– Phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các đối tác chiến lược – các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong thế liên kết sản xuất – kinh doanh giữa công nghiệp thượng nguồn – công nghiệp hỗ trợ – công nghiệp hạ nguồn và mối liên kết giữa công ty mẹ với các lớp công ty con vệ tinh; tiến đến tập trung thu hút các nhà đầu tư FDI về công nghiệp hỗ trợ sau năm 2020 nhằm đa dạng hóa các lĩnh vực công nghệ cao.

– Hợp tác liên kết chặt chẽ và phân công phát triển hợp lý giữa Long An và các tỉnh thành lân cận, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh.

– Gia tăng nhanh hàm lượng công nghệ, giảm tối đa phát thải nhằm xác lập nền tảng công nghiệp sạch và xanh, bảo đảm theo đúng chủ trương của Tỉnh ủy vàUBND tỉnh Không tiếp nhận các dự án đầu tư công nghệ lạc hậu, nguy cơ ô nhiễm môi trường  cao”, nâng cao trình độ người lao động và tổ chức quản lý sản xuất, liên kết hợp tác phát triển.

2. Quan điểm phát triển của từng ngành, lĩnh vực trọng điểm

a) Ngành dệt – may

Phát triển khâu nguyên liệu và các công nghệ hỗ trợ (kéo sợi, dệt) nhằm nâng cao tính chủ động trong sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may. Tập trung vào sản xuất các nguyên phụ liệu, vừa nâng tỷ lệ nội địa hóa vừa cung ứng cho thị trường cả nước nhằm đưa Long An lên thành trung tâm nguyên, phụ liệu dệt – may cấp vùng và cấp quốc gia.

b) Ngành da – giày

Đầu tư gia tăng quy mô, công nghệ, hiệu quả sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành là lĩnh vực trọng tâm. Tăng cường khâu thiết kế mẫu, mốt nhằm phát triển thị trường và giảm dần tỷ trọng hàng gia công.

c) Ngành cơ khí chế tạo

Tập trung phát triển cơ khí nền tảng phục vụ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cơ khí trọng điểm. Tham gia chủ động, tích cực và có chọn lọc vào quá trình liên kết và phân công hợp tác quốc tế. Phát triển không khép kín, tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trên cơ sở phát huy các tiềm năng và lợi thế của các cơ sở sản xuất cơ khí hiện có với khả năng thu hút hợp tác đầu tư từ các doanh nghiệp cơ khí chế tạo, công ty mẹ nước ngoài.

d) Lĩnh vực bao bì – in

Phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở nguyên liệu bao bì theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tác động môi trường, đa dạng hóa và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Thu hút đầu tư của các đối tác chiến lược trong và ngoài nước.

e) Lĩnh vực nhựa

Phát triển trên cơ sở cải tiến công nghệ nhằm đa dạng hóa và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tiến đến phát triển các chi tiết linh kiện phục vụ đa ngành, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa toàn lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển các lĩnh vực thế mạnh.

g) Ngành điện tử – tin học

Tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực để làm chủ công nghệ cao, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển sản xuất linh, phụ kiện cho ngành. Từng bước xây dựng ngành sản xuất linh phụ kiện điện tử – tin học theo hướng gắn kết và tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng của các công ty và tập đoàn đa quốc gia và trên cơ sở liên kết với các tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

II. MC TIÊU

1. Mục tiêu chung

– Phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp chính phát triển bền vững, sử dụng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, có khả năng xuất khẩu, hướng đến hình thành trung tâm nguyên, phụ liệu ngành dệt may cho cả vùng và hình thành hệ thống công ty mẹ và các lớp công ty con, cùng phối hợp sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả trong chuỗi phát triển công nghiệp thượng nguồn – công nghiệp hỗ trợ – công nghiệp hạ nguồn.

– Đến năm 2020, tỉnh Long An sẽ trở thành một trong các địa phương có thế mạnh hàng đầu về phát triển công nghiệp hỗ trợ so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đến năm 2030 phấn đấu tiếp cận mặt bằng chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát triển được các doanh nghiệp hỗ trợ đóng vai trò đầu tàu, có khả năng cung cấp những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn ra thị trường trong nước và nước ngoài, đồng thời thu hút đầu tư phát triển một số công ty mẹ với các lớp doanh nghiệp vệ tinh hợp lý.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2020:

– Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm từ 13% đến 14%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và từ 15% đến 17%/năm trong giai đoạn 2016-2020, bình quân từ 14% đến 16%/năm trong 10 năm.

– Công nghiệp hỗ trợ chiếm trên 21% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. Nhờ vào hiệu quả sản xuất và tỷ lệ VA/GO (giá trị gia tăng/ tổng giá trị sản xuất) khá cao, giá trị tăng thêm chiếm tỷ trọng gần 30%.

– Tỷ lệ đầu tư thêm/VA trong khoảng 30%, tỷ lệ VA/GO từ 34,2% năm 2010 lên 37% năm 2020.

– Phấn đấu nâng giá trị tăng thêm bình quân/lao động công nghiệp lên đến trên 355 triệu đồng (tương đương 14.200 USD) năm 2020.

– Dự kiến sẽ phát triển 03 khu, cụm hoặc phân khu tại huyện Đức Hòa, huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc; đến năm 2020, trong điều kiện thu hút đầu tư thuận lợi mở thêm các khu, cụm và phân khu chuyên công nghiệp hỗ trợ, tổng diện tích đất quy hoạch đạt chung quanh 2.000 ha và nằm trong quy hoạch các khu công nghiệp đã được phê duyệt. Phấn đấu xây dựng hoàn tất hạ tầng và lấp đầy 60%, giá trị tăng thêm công nghiệp/ha đất khu công nghiệp vào khoảng 25 tỷ đồng giá hiện hành năm 2020.

– Phấn đấu đạt trên 80% lao động công nghiệp qua đào tạo và 15-20% lao động trình độ cao.

– Tốc độ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và trang thiết bị tăng 18-20%/năm.

b) Đến năm 2030:

– Phấn đấu đến năm 2030, giá trị sản xuất của các ngành, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chiếm tỷ trọng 30-35%, giá trị tăng thêm chiếm 35-40%.

– Tỷ trọng VA/GO trong khoảng 38-40%.

– Số lượng doanh nghiệp đổi mới công nghệ tăng trên 20%/năm.

– Lao động công nghiệp qua đào tạo/tổng lao động 85%; lao động trình độ cao/tổng lao động >25%.

– Tỷ trọng doanh nghiệp công nghiệp đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tỷ lệ rác thải công nghiệp được xử lý, tái chế tiếp cận 100%.

3. Mục tiêu từng ngành, lĩnh vực

a) Ngành dệt – may

– Tăng trưởng gần 16%/năm, chiếm tỷ trọng gần 10% trong giá trị tăng thêm công nghiệp hỗ trợ.

– Hình thành trung tâm nguyên phụ liệu cấp vùng và cấp quốc gia và phát triển các công nghệ sản xuất, xử lý, gia công về sợi, dệt.

b) Ngành da – giày

– Tăng trưởng gần 16%/năm, chiếm tỷ trọng gần 7% trong giá trị tăng thêm công nghiệp hỗ trợ.

– Hình thành và hoàn thiện và hoạt động hiệu quả hệ thống công nghiệp hỗ trợ bao gồm ít nhất 1 công ty mẹ và các lớp công ty vệ tinh cung ứng nguyên phụ liệu.

c) Ngành cơ khí chế tạo

– Tăng trưởng 17%/năm, chiếm tỷ trọng trên 40% trong giá trị tăng thêm công nghiệp hỗ trợ; phát triển đa dạng các mặt hàng với công nghệ gia tăng.

– Phấn đấu đến cuối thời kỳ hình thành và hoàn thiện và hoạt động hiệu quả hệ thống công nghiệp hỗ trợ, trong đó thu hút đầu tư ít nhất 1 công ty mẹ chuyên về cơ khí chế tạo phục vụ và các lớp công ty vệ tinh cung ứng nguyên phụ liệu trong và ngoài tỉnh. 

d) Lĩnh vực bao bì – in

– Tăng trưởng 15%/năm, chiếm tỷ trọng gần 16% trong giá trị tăng thêm công nghiệp hỗ trợ.

– Phát triển hệ thống công nghiệp hỗ trợ, trong đó chủ lực là bao bì và các công nghệ hỗ trợ (mẫu mã, in).

e) Lĩnh vực nhựa

– Tăng trưởng 11-12%/năm, chiếm tỷ trọng trên 11% trong giá trị tăng thêm công nghiệp hỗ trợ.

– Phát triển đa dạng các sản phẩm, mẫu mã, trong đó chủ lực là bao bì và các công nghệ hỗ trợ (mẫu mã, in); phấn đấu đến cuối thời kỳ đã phát triển tương đối vững chắc lĩnh vực linh kiện nhựa cao cấp.

g) Ngành điện tử – tin học

– Tăng trưởng 18%/năm, chiếm tỷ trọng trên 17% trong giá trị tăng thêm công nghiệp hỗ trợ.

– Phấn đấu đến cuối thời kỳ thu hút đầu tư hình thành 02 nhà máy chuyên sản xuất linh kiện.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng phát triển tầm nhìn đến 2030

– Tích cực thu hút đầu tư, hợp tác liên kết sản xuất và phát huy hiệu quả đầu tư về vốn, công nghệ, lao động chất lượng cao, định hướng tập trung ưu tiên vào các ngành công nghiệp hỗ trợ chủ lực (dệt – may, da – giày, cơ khí chế tạo), ngành phát triển khi có cơ hội (điện tử – tin học) và các lĩnh vực có liên quan (bao bì, nhựa).

– Phát triển các phân khu công nghiệp hỗ trợ trong các khu, cụm công nghiệp, tiến đến hình thành một số khu, cụm công nghiệp chuyên công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh làm cơ sở thu hút đầu tư và hợp tác – liên kết trong và ngoài nước.

– Tạo điều kiện phát triển, cải thiện và phát huy năng lực các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chủ lực và các ngành, lĩnh vực khác; thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt chú trọng lĩnh vực lắp ráp để hình thành hệ thống công ty mẹ và các lớp công ty con, cùng phối hợp sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả.

– Phối hợp các ngành trong phát triển các khu dân cư, khu đô thị dịch vụ công nghiệp và các kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, nghiên cứu và vận dụng các cơ chế chính sách cho môi trường thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn liền với thị trường cả nước và quốc tế.

2. Định hướng cụ thể đến năm 2020

– Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 3 khu, cụm công nghiệp hoặc phân khu định hướng phát triển chuyên công nghiệp hỗ trợ. Xúc tiến thu hút đầu tư và liên kết hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp hỗ trợ trong và ngoài địa bàn.

– Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ, tổ chức thị trường, tiêu chuẩn hóa hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm trong hệ thống công nghiệp hỗ trợ.

– Tập trung vào các lĩnh vực hỗ trợ đổi mới trang thiết bị và công nghệ cho các cơ sở sản xuất; phổ biến các thông tin về khoa học, kỹ thuật và thị trường; phát triển mạnh các dịch vụ tư vấn, thẩm định, cải tiến thích nghi và triển khai các công nghệ mới.

– Xây dựng và quảng bá các thương hiệu mạnh về công nghiệp hỗ trợ.

– Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hút và đào tạo chuyên gia, lao động trình độ cao.

– Nghiên cứu vận dụng các cơ chế chính sách và cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư từ các công ty mẹ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyên công nghiệp hỗ trợ, trong đó chú trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án phát triển tổng hợp.

3. Định hướng phát triển từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm

a) Ngành dệt – may

Phát triển sản xuất các loại vải cho may xuất khẩu và vải dệt để sản xuất giày dép xuất khẩu, một số loại hóa chất như hồ dệt Chú trọng phát triển sản xuất các loại phụ liệu may.

b) Ngành da – giày

Tập trung đầu tư nâng cao công nghệ, phát triển mẫu mã cho các doanh nghiệp chuyên phụ liệu; phối hợp với ngành nhựa đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm.

c) Ngành cơ khí chế tạo

Tăng cường đầu tư chiều sâu tại các cơ sở cơ khí chế tạo hiện có. Thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực cơ khí chế tạo phục vụ đóng tàu, logistic, chế tạo phụ tùng cho thiết bị đồng bộ, ô tô – xe máy, hàng gia dụng và chuyên dùng, máy công cụ chế biến, trong đó tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao và vào những khâu công nghệ đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt kim loại, sản xuất chi tiết quy chuẩn chất lượng cao.

d) Lĩnh vực bao bì – in

Tập trung đầu tư nâng cao công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất các phụ liệu có nguồn gốc từ giấy; chú trọng phát triển công nghệ và mẫu mã bao bì giấy các loại. Thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực in mã vạch, chế tạo mực in chuyên dùng, sản xuất màng, đóng pallet, cung cấp bao bì cho công nghệ phẩm và nông sản phẩm.

e) Lĩnh vực nhựa

Hỗ trợ nâng cao công nghệ, cải tiến thiết bị và mẫu mã cho các doanh nghiệp hiện có; chú trọng phát triển lĩnh vực bao bì nhựa kết hợp với in. Tập trung thu hút đầu tư phát triển các doanh nghiệp chuyên sản xuất các linh kiện nhựa cao cấp phục vụ công nghiệp cơ khí lắp ráp, điện – điện tử.

g) Ngành điện tử – tin học

– Giai đoạn đầu: thu hút đầu tư các cơ sở lắp ráp gia công về điện – điện tử, từng bước nâng cao độ phức tạp của sản phẩm lắp ráp.

– Giai đoạn sau: tăng cường thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới của các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong việc phát triển sản xuất linh phụ kiện điện, điện tử.

IVNHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 20.587 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp trong nước chiếm 34,8%, doanh nghiệp đầu tư vốn nước ngoài chiếm 65,2%; giai đoạn 2011-2015 chiếm 7.069 tỷ đồng (34,3%), giai đoạn 2016-2020 chiếm 13.518 tỷ đồng (65,7%).

V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THU HÚT, ĐẦU TƯ

(Chi tiết theo phụ lục 1 đính kèm)

VIĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

(Chi tiết theo phụ lục 2 đính kèm)

VII. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh

– Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu tư, thỏa thuận địa điểm cấp đất, đền bù giải tỏa, cấp giấy phép xây dựng.

– Xác định các khu, cụm chuyên công nghiệp hỗ trợ; một mặt tiếp tục kiến nghị trung ương ban hành các chính sách riêng biệt cho các khu, cụm hoặc phân khu chuyên công nghiệp hỗ trợ; mặt khác nghiên cứu vận dụng các chính sách trong phạm vi luật định để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hoặc thuê đất sản xuất kinh doanh.

– Triển khai hệ thống chính sách ưu đãi doanh nghiệp nhỏ và vừa; cần quan tâm các biện pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp lớn có nhu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các mặt hàng sản xuất đặc thù, thế mạnh như cơ khí, nhựa, bao bì – in và in.

– Tạo điều kiện phát triển các khu dân cư, các khu thương mại, vui chơi giải trí và các dịch vụ dân sinh khác cho các chủ đầu tư và chuyên gia.

– Nâng cao hiệu suất hoạt động của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư cấp tỉnh trên định hướng xúc tiến đầu tư toàn diện công thương nghiệp.

– Tạo thuận lợi về đất đai, nhân lực cho nhà đầu tư.

– Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và tiềm lực tài chính Quỹ khuyến công, Quỹ xúc tiến đầu tư.

– Thúc đẩy các ngành thực hiện nhanh và dứt điểm các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, khu, cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch được duyệt, đúng phân cấp đầu tư.

– Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, tìm cơ hội liên doanh liên kết hợp tác. Tham quan, học tập mô hình, kinh nghiệm của các tỉnh, thành, tìm cơ hội liên kết phát triển.

2. Giải pháp khoa học công nghệ

– Xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển khoa học – công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, xây dựng danh mục và triển khai thực hiện các chương trình phát triển khoa học – công nghệ đối với công nghiệp hỗ trợ; xúc tiến việc hình thành vườn ươm khoa học – công nghệ và các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ theo tiêu chí sạch và xanh.

– Tổ chức, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

– Hỗ trợ, khuyến khích hình thành các doanh nghiệp khoa học – công nghệ chuyên về tư vấn, thẩm định, cải tiến, ứng dụng thích nghi công nghệ, kết hợp với các dịch vụ công trong các lĩnh vực hành chính và kỹ thuật; phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

– Tăng cường thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ như tiêu chuẩn – đo lượng – chất lượng, phân tích – kiểm định, sở hữu công nghệ, sở hữu trí tuệ, thông tin khoa học công nghệ. Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa ISO, HACCP, GMP, SA… cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

– Tăng cường mối liên hệ với các cơ quan khoa học, bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) của công ty mẹ; hỗ trợ việc thành lập bộ phận R&D trong đó có các đề tài, dự án về các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

– Thực hiện giới thiệu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất trong nước trên các chợ giao dịch công nghệ.

3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

– Kiến nghị trung ương đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải như các tuyến quốc lộ, đường cao tốc, đặc biệt là tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh kết nối Long An với các tỉnh phía Bắc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tăng cường thu hút và đầu tư tuyến Long Hậu – Tân Tập, cảng Long An, cảng Phước Đông. Phát triển mạnh lĩnh vực logistics tại các huyện Cần Giuộc và Bến Lức.

– Tập trung xây dựng một số khu, cụm (hoặc phân khu) chuyên công nghiệp hỗ trợ có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, bao gồm 3 khu công nghiệp với tổng diện tích trong khoảng 2.000 ha.

– Xây dựng quy hoạch và kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực khu dân cư, khu thương mại, khu vui chơi giải trí chuyên đề.

4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

– Các cơ sở dạy nghề nghiên cứu cải thiện giáo trình hoặc tăng thêm các chuyên đề về các ngành thiết kế, sử dụng máy công cụ, chế tạo máy, luyện kim, tạo khuôn, điều khiển tự động, điện tử – tin học. Đảm bảo thường xuyên trao đổi thông tin và liên kết giữa các doanh nghiệp với sở, ngành và cơ quan, tổ chức liên quan, các trường nghề nhằm đổi mới công nghệ và phát triển hệ thống đào tạo theo công việc với đặt hàng của các doanh nghiệp.

– Vận dụng nguồn nhân lực trong tỉnh và thu hút nguồn nhân lực ngoài tỉnh, chủ yếu từ Thành phố Hồ Chí Minh. Mở hoặc liên kết đào tạo một số chuyên ngành kỹ thuật có liên quan tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

– Khuyến khích và đề xuất nhà nước ban hành các chính sách đối với các doanh nghiệp FDI tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực.

– Xem xét việc nâng định mức và nới rộng điều kiện hỗ trợ đối với đào tạo lao động chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ.

– Khuyến khích phát triển tài năng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có, tạo điều kiện thường xuyên bổ sung, bồi dưỡng những kiến thức mới, nâng cao thêm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

– Xây dựng và triển khai thực tế có hiệu quả các đề tài nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ với sự phối hợp tham gia giữa các Viện, trường, doanh nghiệp (trong nước và FDI) làm nền tảng để đào tạo trên công việc cho các lao động của các doanh nghiệp cùng tham gia vào đề tài.

– Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả chương trình khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề ngắn hạn theo yêu cầu doanh nghiệp.

5. Giải pháp về liên kết doanh nghiệp

– Kết nối các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (công ty mẹ và các doanh nghiệp vệ tinh) với các doanh nghiệp trong nước (đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai); tư vấn hỗ trợ trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước.

– Điều tra, khảo sát, thiết lập mối quan hệ và xây dựng các chương trình hợp tác dài hạn với các đối tác chiến lược, các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong và ngoài nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu và website về danh mục các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện, các sản phẩm hỗ trợ, danh mục các sản phẩm hỗ trợ cần ưu tiên phát triển, các nhu cầu hợp tác – liên kết, các ưu đãi, hỗ trợ trung dài hạn.

– Củng cố và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ làm đầu mối liên kết doanh nghiệp.

– Thường xuyên tổ chức và nâng cao tính chuyên nghiệp của các hội chợ, chợ công nghệ, triển lãm và các hội thảo chuyên đề phát triển công nghiệp hỗ trợ cho từng lĩnh vực sản phẩm riêng biệt.

6. Giải pháp về nguyên liệu

– Liên kết các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện có trên địa bàn nhằm xây dựng hệ thống liên kết sản xuất và cung ứng nguyên liệu trong chuỗi sản xuất với giá thành tối ưu.

– Liên kết gia công với các công ty mẹ, tập đoàn trong hệ thống công nghiệp hỗ trợ nhằm có được nguyên liệu với mức giá và độ ổn định tốt nhất.

7. Giải pháp về tài chính

– Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển.

– Tăng cường tiềm lực quỹ khuyến công, quỹ phát triển khoa học – công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

– Nghiên cứu và phát triển phương thức thuê mua tài chính trong mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ để nâng cao khả năng phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này.

– Tranh thủ nguồn vốn ODA để hỗ trợ đào tạo lao động, xây dựng thể chế pháp lý, các chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nhỏ và vừa, chương trình hợp tác với các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

8. Các giải pháp có tính đột phá trong tầm nhìn ngắn hạn (đến 2015)

– Tập trung vốn ưu đãi (từ các nguồn vốn khuyến công và vốn lồng ghép vào các chương trình mục tiêu khác, nguồn vốn huy động từ các chính sách liên quan) vào các đối tượng doanh nghiệp đang phát triển hiệu quả công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn trong lĩnh vực phụ liệu dệt – may – giày – da, chi tiết nhựa phục vụ cơ khí, bao bì kết hợp in, cơ khí chế tạo máy công cụ và máy nông nghiệp nhằm mục tiêu liên kết sản xuất, hỗ trợ công nghệ và cải tiến thiết bị, cải thiện điều kiện quản lý, hỗ trợ xử lý môi trường, xúc tiến thị trường đầu vào và đầu ra… nhằm cùng sản xuất các linh phụ kiện hướng đến sản phẩm cuối cùng (sản phẩm may mặc, giày da, máy công cụ, máy nông nghiệp…) có hiệu quả nhất và tạo dựng thương hiệu trên thị trường.

– Chuẩn bị trước nguồn nhân lực thông qua việc đào tạo cơ bản, đào tạo thích nghi và có những hỗ trợ cho lao động nâng cao trình độ: xem xét việc nâng định mức (học phí và % hỗ trợ) và nới rộng điều kiện hỗ trợ (thời gian hoàn vốn vay) đối với đào tạo lao động chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ.

– Chuẩn bị các khu chuyên công nghiệp hỗ trợ và thu hút đầu tư.

– Kiến nghị ban hành thêm các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp, bổ sung mặt hàng công nghiệp hỗ trợ và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận hiệu quả các chính sách hỗ trợ này. ​

Cung cấp dịch vụ kế toán thuế trọn gói, dịch vụ thành lập công ty. Hay thay đổi giấy phép kinh doanh công ty như tên, địa chỉ, vốn điều lệ, ngành nghề, tạm ngưng kinh doanh, giải thể công ty. 

Nhận thiết kế web trọn gói hay clone web giá rẻ: 

Liên hệ 0984.744.5910858.28.10.22 Ms Lan kế toán và cộng sự!

Nguồn: Longan.gov.vn

Ms Lan kế toán
Điều hành chung

Điện thoại: 0984.744.591
( có Zalo)

Ms Ngân
Trợ lý Ms Lan

Điện thoại: 078.333.0247
( có Zalo)

Mr Trần Vương
Chuyên viên gpkd

Điện thoại: 0858.28.10.22
( có Zalo)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

dich vu thanh lap cong ty tphcm